Theo kinh nghiệm nhiều năm của Vũ 3 nguyên nhân chính phía trên rất hay gặp khi thợ sửa tủ lạnh gặp phải lốc tủ lạnh không chạy. Các nguyên nhân bên dưới số 4,5,6 thường ít gặp phải, bạn nên tham khảo trong bài viết này để có kiếm thức khi làm việc hoặc gọi thợ sửa.
1. Do rơ le hoặc tecmic hỏng làm lốc tủ lạnh không chạy
Đây là 2 bộ phận đầu tiên mà thợ sửa tủ lạnh thường xuyên kiểm tra vì tỷ lệ gây ra lỗi lốc tủ lạnh không chạy cao. Có thể do rơ le hoặc tecmic bị hư hỏng, 2 bộ phận này có kích thước nhỏ như ngón tay cái, cắm trực tiếp vào 3 chân của lốc. Cần kiểm tra cả hai bộ phận này để xác định nguyên nhân.
1.1 Kiểm tra rơ le (bảo vệ, ngắt mạch khi có sự cố)
Rơ le là thiết bị bảo vệ, giúp ngắt nguồn khi có sự cố xảy ra hoặc khi nhiệt độ trong tủ lạnh đạt đến mức yêu cầu. Để kiểm tra rơ le dùng đồng hồ vạn năng đặt ở chế độ đo điện trở (Ω), kiểm tra hai cực của rơ le.
- Nếu đồng hồ báo có điện trở (thường là một giá trị nhất định) ở hai cực của rơ le khi không có tín hiệu, thì rơ le đã bị hỏng và cần thay thế.
- Nếu rơ le có thể kiểm tra theo dòng điện, thử bấm công tắc để kiểm tra sự kết nối.
Lưu ý: Khi thay rơ le, cần thay bằng loại có chỉ số HP tương thích với công suất block tủ lạnh.

1.2 Kiểm tra tecmic (hay còn gọi là bộ khởi động)
Tecmic (bộ khởi động lốc) giúp lốc tủ lạnh khởi động, nếu tecmic bị hỏng, lốc sẽ không chạy. Cách kiểm tra là tháo bộ tecmic ra khỏi lốc và kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng ở chế độ đo điện trở.
- Nếu đồng hồ không có tín hiệu hoặc điện trở không thay đổi, tecmic đã hỏng và cần thay thế.
- Kiểm tra phần kết nối với lốc và xác định có sự tiếp xúc tốt không.
2. Do tủ lạnh có đang ở chế độ xả đá làm block tủ lạnh không chạy
Một số tủ lạnh có chế độ xả đá (defrost mode), trong đó máy nén sẽ tạm thời ngừng hoạt động để xả đá. Trong trường hợp này, lốc sẽ không chạy trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ lỗi ở chế độ xả đá khiến cho block không chạy là rất cao, bạn nên lưu ý nguyên nhân này.
Kiểm tra: Kiểm tra chế độ xả đá bằng cách xem đèn báo trên bảng điều khiển hoặc tham khảo sách hướng dẫn sử dụng. Nếu tủ lạnh đang ở chế độ xả đá, bạn không cần phải can thiệp gì cho đến khi chế độ này kết thúc, bạn nên đợi khoảng 50 phút khi hết thời gian xả đá xem lốc có chạy lại hay không.
90% tủ lạnh sử dụng ở gia đình hiện tại có chu kỳ xả đá tự động: Thời gian xả đá thường từ 20 đến 50 phút.
3. Do lốc bị kẹt hoặc cháy chập bên trong khiến Lốc tủ lạnh không chạy
Âm thanh: Khi block hoạt động, bạn hãy lắng nghe xem có tiếng ồn lạ phát ra từ block hay không. Block bị kẹt thường phát ra tiếng kêu “ù” to bất thường, tiếng lạch cạch hoặc tiếng rít. Block bị cháy chập có thể phát ra tiếng nổ lụp bụp hoặc mùi khét.
Độ rung: Đặt tay lên block khi tủ lạnh đang chạy, cảm nhận độ rung của block. Nếu block rung mạnh bất thường, có thể block bị kẹt hoặc có vấn đề về cơ khí. Nếu lốc không chạy không rung thì nhiều khả năng cũng đã bị kẹt. Lúc này việc sửa tủ lạnh tại nhà kịp thời có thể ngăn chặn các hư hỏng nghiêm trọng hơn.
Nhiệt độ: Sờ vào vỏ block và ống đẩy. Nếu block quá nóng hoặc ống đẩy không nóng, có thể block bị cháy chập hoặc gặp sự cố.
Dòng điện cao hơn bình thường: Nếu đồng hồ kẹp dòng hiển thị một mức dòng điện cao hơn so với dòng điện ghi trên vỏ, điều này có thể chỉ ra rằng lốc đang gặp sự cố như bị kẹt cơ học hoặc có vấn đề trong cuộn dây, làm tăng mức tiêu thụ dòng điện.

4. Do bảng mạch không cấp điện
Bảng mạch là bộ phận điều khiển tất cả các hoạt động của tủ lạnh, bao gồm việc cấp điện cho lốc. Nếu bảng mạch hỏng, lốc không nhận được điện và sẽ không hoạt động. Nguyên nhân này thường ít sảy ra chiếm khoảng 10% làm cho lốc không chạy
- Kiểm tra xem bảng mạch có bị cháy, đứt mạch hay dấu hiệu hư hỏng nào không.
- Dùng đồng hồ vạn năng, đồng hồ đo sóng đo điện áp tại các điểm đầu vào và đầu ra của bảng mạch.
- Nếu có dấu hiệu bảng mạch bị cháy hoặc không có điện ra, có thể phải thay thế bảng mạch.
5. Do dây nguồn và nguồn điện tại ổ cắm
Nếu tất cả các bộ phận trên đều hoạt động bình thường nhưng lốc vẫn không chạy, có thể do nguồn điện không đủ hoặc bị gián đoạn, nguyên nhân này thường ít sảy ra chiếm khoảng 10% gây lên lỗi block không chạy
Kiểm tra dây nguồn:
- Đảm bảo dây nguồn không bị đứt, mài mòn hoặc hư hỏng ở bất kỳ vị trí nào.
- Cắm lại dây nguồn vào ổ cắm và kiểm tra lại. Đôi khi, chỉ cần cắm lại dây là có thể khắc phục vấn đề.
Kiểm tra ổ cắm điện:
- Dùng đồng hồ đo điện áp để kiểm tra điện áp tại ổ cắm (220V đối với hệ thống điện ở Việt Nam).
- Nếu điện áp ổ cắm không ổn định hoặc không có điện, hãy kiểm tra cầu dao và dây dẫn điện từ ổ cắm đến tủ lạnh.
- Thử cắm thiết bị khác vào ổ cắm để xem có nguồn điện hay không. Nếu không có, bạn cần kiểm tra nguồn điện.
6. Kiểm tra tụ điện nằm ngay gần lốc
Nguyên nhân này gây nên lỗi block tủ lạnh không chạy chỉ chiếm khoảng 5%. Nhưng để loại trừ và bắt bệnh chính xác ta nên kiểm tra tụ điện 1 lần.
1. Tìm tụ điện: Tụ điện thường nằm gần động cơ lốc, có hình trụ hoặc hình chóp nhỏ và có 2 cực.
2. Đo điện dung: Dùng đồng hồ vạn năng có chế độ đo tụ điện μF (nếu có) để đo điện dung của tụ. Đặt đồng hồ vào chế độ đo tụ và đo giá trị điện dung của tụ.
- Nếu điện dung của tụ thấp hơn giá trị chỉ định trên nhãn của tụ, có nghĩa là tụ đã bị hỏng hoặc mất công suất.
- Nếu đồng hồ đo không hiển thị giá trị điều đó cũng cho thấy tụ hỏng.
Lưu ý chung:
- Khi kiểm tra tủ lạnh, luôn phải đảm bảo an toàn, ngắt điện trước khi tháo rời bất kỳ bộ phận nào.
- Nếu bạn không tự tin trong việc kiểm tra hoặc sửa chữa, hãy gọi thợ sửa tủ lạnh chuyên nghiệp để tránh gây hỏng hóc thêm.
7. Với 10 năm kinh nghiệm sửa chữa tủ lạnh Vũ chia sẻ các câu hỏi thường gặp liên quan đến lốc tủ lạnh không chạy
1. Cách kiểm tra lốc tủ lạnh sống hay chết ?
Đầu tiên, dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở giữa các chân C-S, C-R và R-S của block, nếu có thông mạch là block còn sống. Tiếp theo, kiểm tra bằng relay và tụ đề chuyên dụng, kết nối điện trực tiếp vào block để test. Quan sát tiếng kêu và độ rung của block khi khởi động, block tốt sẽ có tiếng kêu đều và rung nhẹ. Cuối cùng, dùng Ampe kìm đo dòng điện tiêu thụ của block, thông số phải phù hợp với thông số trên tem block.
2. Lốc tủ lạnh không chạy ?
Nguyên nhân phổ biến nhất là do relay khởi động bị hỏng hoặc tụ đề kém chất lượng, cần kiểm tra và thay thế các linh kiện này trước tiên. Tiếp đến, kiểm tra điện áp đầu vào và mạch điện điều khiển, đảm bảo điện áp ổn định và mạch không bị đứt. Nếu block vẫn không hoạt động, có thể do cuộn dây bên trong đã bị đứt hoặc chập, lúc này cần thay block mới. Trong trường hợp rơle nhiệt bảo vệ block bị hỏng cũng sẽ khiến block không thể khởi động.
3. Nguyên nhân tủ lạnh không chạy ?
Vấn đề có thể đến từ nguồn điện không ổn định hoặc dây nguồn bị đứt, hở, cần kiểm tra kỹ phần này trước. Board mạch điều khiển bị hỏng cũng là nguyên nhân phổ biến, thường gặp sau các đợt sét đánh hoặc điện áp không ổn định. Cảm biến nhiệt độ bị lỗi khiến tủ không nhận tín hiệu để khởi động, cần kiểm tra và thay thế nếu cần. Cuối cùng mới đến vấn đề về block, vì thường block là bộ phận bền nhất của tủ lạnh.
4. Block tủ lạnh nóng nhưng không chạy ?
Hiện tượng này thường xảy ra khi block bị kẹt cơ khí bên trong hoặc gas tràn về block quá nhiều gây áp suất ngược. Dòng điện tiêu thụ trong trường hợp này sẽ rất cao, khiến block nóng nhanh và rơle nhiệt tác động ngắt điện. Nếu mồi điện lại block sau vài phút vẫn không chạy và tiếp tục nóng, khả năng cao là block đã hỏng. Cần thay block mới để đảm bảo tủ lạnh hoạt động an toàn.
5. Thay block tủ lạnh giá bao nhiêu ?
Giá thay block tủ lạnh dao động từ 1.2 đến 3.5 triệu đồng tùy thuộc vào công suất và thương hiệu. Block thường (150-200W) có giá khoảng 1.2-1.8 triệu, block inverter có giá cao hơn từ 2-3.5 triệu. Chi phí nhân công thay block khoảng 300-500 nghìn đồng, bao gồm cả công hàn và nạp gas. Thời gian bảo hành block mới thường từ 12-24 tháng tùy đại lý.
6. Tủ lạnh đèn vẫn sáng nhưng không chạy ?
Đây là dấu hiệu cho thấy nguồn điện vẫn hoạt động nhưng phần điều khiển hoặc block có vấn đề. Cần kiểm tra board mạch điều khiển, các cảm biến nhiệt độ và rơle khởi động. Nếu nghe thấy tiếng click nhẹ khi khởi động nhưng block không chạy, khả năng cao là do tụ đề hoặc rơle khởi động. Trong trường hợp không có bất kỳ phản ứng nào từ block, cần kiểm tra kỹ phần điện đến block.
7. Tủ lạnh chết lốc ?
Khi block tủ lạnh chết hoàn toàn, biểu hiện rõ nhất là không có bất kỳ phản ứng nào khi cấp điện trực tiếp qua relay và tụ đề mới. Nguyên nhân thường do cuộn dây trong block bị cháy hoặc chập điện sau thời gian dài sử dụng. Trong trường hợp này, giải pháp duy nhất là thay block mới, không nên cố gắng sửa chữa vì có thể gây nguy hiểm và tốn kém. Nên cân nhắc giữa việc thay block và mua tủ lạnh mới nếu tủ đã sử dụng trên 7 năm.
Tóm lại : Việc tự ý kiểm tra và sửa chữa khi lốc tủ lạnh không chạy có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là khi bạn không có chuyên môn kỹ thuật. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi thay lốc tủ lạnh lời khuyên tốt nhất là hãy liên hệ với dịch vụ sửa tủ lạnh uy tín giá rẻ như Vũ Sửa Tủ Lạnh
Gọi ngay cho Vũ sửa tủ lạnh – 0812 341 341 để được tư vấn và hỗ trợ kiểm tra lốc tủ lạnh không chạy miễn phí vơi đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, tận tâm.