Hướng dẫn dễ dàng, nhanh, cách sửa tủ lạnh Toshiba nội địa báo lỗi H71 một cách chi tiết và hiệu quả. Lỗi này chủ yếu liên quan đến hệ thống xả đá của tủ lạnh gồm cầu chì, điện trở nhiệt, ic xả đá hoặc ic nhớ.
1. Đo cầu chì nhiệt (con dương) và đo điện trở nhiệt
Việc hỏng 2 linh kiện này tỷ lệ gặp phải chiếm 40% các ban bệnh liên quan đến không rơi đá. Tắt nguồn tủ lạnh mở ngăn chứa mô tơ đá rơi tìm giắc màu xanh dương, trong giắc màu xanh dương sẽ đo 2 dây màu xanh dương là của con dương, và 2 dây đen đỏ là của điện trở nhiệt. Hoặc bạn không quen hãy mở trực tiếp dàn lạnh ở ngắn đông để tìm chính xác vị trí của chúng
1. Cách Đo Con Dương Cầu Chì Nhiệt
- Dùng đồng hồ vạn năng ở chế độ đo điện trở (Ω), đo hai chân của cầu chì.
- Nếu đồng hồ hiển thị giá trị vô cùng (∞), hoặc đồng hồ không nhảy kim, đồng hồ đứng im không nhảy số, là cầu chì nhiệt đã hỏng.
2. Cách Đo Điện Trở Nhiệt Tủ Lạnh
- Dùng đồng hồ vạn năng ở chế độ đo điện trở (Ω) để đo 2 dầu dây của linh kiện
- Nếu giá trị điện trở không thay đổi hoặc vô cùng (∞), điện trở nhiệt cần thay thế.
2. Kiểm tra rơ le đóng ngắt chế độ xả đá trên bảng mạch
Trên bảng mạch tủ lạnh toshiba nội địa rơ le có hình vuông màu đen nằm ngay bên cạnh biến áp nguồn. Nằm bên cạnh giắc cắm màu trắng 4 chân, ngay bên cạnh giắc nguồn cắm vào bảng mạch. Nếu trong trường hợp con dương cầu chì nhiệt sống, điện trở nhiệt sống, ta thay luôn rơ le này, không cần đo đạc nhiều. Tỷ lệ lỗi này xảy ra chiếm 40% gây nên lỗi không rơi đá ở tủ lạnh toshiba nội địa
3. Kiểm tra ic nhớ trên bảng mạch
Trong trường hợp cắm tủ lạnh toshiba nội địa nên báo lỗi h71 ngay và luôn là lỗi ic nhớ, ta cần tìm ic nhớ thường là 6 chân hoặc 8 chân xong thay là được.
Các IC nhớ phổ biến trên tủ lạnh Toshiba:
- 24C02 / 24C04 / 24C08: Đây là các loại EEPROM 2Kbit, 4Kbit, 8Kbit tương ứng. Những IC này thường được sử dụng để lưu trữ các cài đặt và thông số về điều khiển nhiệt độ, chế độ hoạt động của tủ lạnh.
- 93C56 / 93C66 : Là các loại EEPROM có dung lượng cao hơn (56Kb và 66Kb) thường được sử dụng trong các bảng mạch điều khiển hiện đại. Chúng giúp lưu trữ dữ liệu liên quan đến chế độ làm lạnh, thời gian đóng mở của máy nén và các chế độ tiết kiệm điện.
- 93C46: IC EEPROM với dung lượng 4Kbit, thường được sử dụng cho các ứng dụng yêu cầu lưu trữ các cài đặt đơn giản và không đòi hỏi dung lượng lớn.
- AT24C32 / AT24C64 : Đây là các IC EEPROM dung lượng lớn hơn (32Kbit, 64Kbit), được sử dụng trong các hệ thống điều khiển tiên tiến của tủ lạnh Toshiba, cho phép lưu trữ nhiều dữ liệu điều khiển hơn, bao gồm cả các thông số bảo trì, bảo dưỡng và kiểm tra lỗi.
Cách xác định mã số và tìm IC nhớ trên bảng mạch:
Tìm thông tin trong tài liệu kỹ thuật của tủ lạnh: Thông số mã số IC nhớ thường được ghi trong sách hướng dẫn sử dụng hoặc tài liệu kỹ thuật của tủ lạnh. Bạn có thể tìm mã IC nhớ tương ứng với mẫu mã tủ lạnh cụ thể.
Quan sát trên bảng mạch: IC nhớ sẽ có mã số in trực tiếp trên bề mặt của nó, giúp bạn nhận diện dễ dàng. Tìm các ký tự như “24C”, “93C” hoặc “AT24” để xác định đúng loại.
Kết luận
Lỗi H71 trên tủ lạnh Toshiba nội địa chủ yếu liên quan đến các linh kiện như cầu chì nhiệt, điện trở nhiệt, rơ le và IC nhớ. Việc kiểm tra và thay thế các linh kiện hỏng hóc sẽ giúp khắc phục tình trạng không xả đá hiệu quả. Nếu không thể tự sửa chữa, bạn nên tìm đến dịch vụ chuyên nghiệp để đảm bảo tủ lạnh hoạt động ổn định